Phát triển vườn dược liệu Tam Đảo

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là vùng đất có đặc điểm tự tiên với địa hình đa dạng, khí hậu có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ thống thực vật phong phú, đặc biệt là các loài cây dược liệu. Những năm trước đây, việc khai thác tự nhiên quá mức khiến nhiều loại cây thuốc quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 

Trung tâm Ứng dụng các vị thuốc đông y trong điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc là đơn vị sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc Đông y chữa bệnh mụn trứng cá hay, hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, trung tâm luôn đề cao và nỗ lực trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển bền vững các cây dược liệu quý trên địa bàn.
Thực trạng
 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng hơn 500 loài dược liệu khác nhau, trong đó có nhiều loại cây thuốc quý như: Lược vàng, ba kích, tam thất, hoàng đằng, cẩu tích, bổ cốt toái… phân bố tại hầu hết các địa phương.
Đứng trước thực trạng nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu sử dụng trong nước và trên thế giới ngày càng lớn. Đồng thời thực hiện mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, trên địa bàn tỉnh hiện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây dược liệu, là những hạt nhân quan trọng để hình thành những vùng dược liệu quy mô lớn. Đó là vùng trồng dược liệu, các vườn thuốc, vùng trồng ba kích, các Hợp tác xã trồng nấm, nấm linh chi…
Hình thành từ năm 2011, đến nay, sau gần 4 năm, Vườn dược liệu Tam Đảo đang bảo tồn và nhân giống 650 loài cây dược liệu trên diện tích 10ha. Được biết, vườn dược liệu Tam Đảo được quy hoạch trên diện tích hơn  200ha. Vườn dược liệu Tam Đảo phát triển mạnh mẽ góp phần gìn giữ nguồn gen, nhân giống dược liệu, từ đó tạo điều kiện cho các địa phương lân cận trong tỉnh phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ dược liệu, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển dược liệu và hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền trong cả nước.
Thực tế hiện nay, Trung tâm đang ươm, trồng nhiều giống dược liệu quý như: Giảo cổ lam, ba kích, hoài sơn, cà gai leo, cỏ ngọt, đinh lăng… trên quy mô 20ha. Tuy nhiên, tình hình phát triển vùng dược liệu của Trung tâm cũng còn những khó khăn, hạn chế cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Mở đường phát triển
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trung tâm về dược liệu trên địa bàn tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, mở hướng phát triển bền vững các vùng dược liệu trên địa bàn. Tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra nhiều giải pháp, định hướng mang tính chiến lược đã được đưa ra cho ngành trồng trọt, chế biến, sản xuất và phát triển dược liệu tại đây như: Đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu tại các vùng dược liệu trọng điểm; phát triển dược liệu theo hướng bền vững với sự tham gia của bốn nhà (nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp)
Đặc biệt, tỉnh đã dành chính sách hỗ trợ tốt nhất cho trung tâm bằng những hành động cụ thể như: Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, thuê đất; hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu và chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; hỗ trợ chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến về hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước…
Có thể thấy, với những chính sách cụ thể sẽ là yếu tố thuận lợi, tạo tiền đề để Vườn dược liệu Tam Đảo trở thành một trung tâm dược liệu lớn cung cấp nguyên liệu cho Trung tâm và nhiều đơn vị khác. Đồng thời đưa việc phát triển dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho nhân dân và thực hiện mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét